“Đi ăn tiệc ở nhà hàng, tôi thấy có đãi món gỏi sứa biển. Thấy ăn lạ miệng, giòn ngọt, tôi định mua sứa về làm ăn ở nhà nhưng có người bạn khuyên không nên, vì sứa biển nếu chế biến không đúng cách ăn sẽ ngộ độc. Mong được chuyên gia giải thích và hướng dẫn cách chế biến sứa biển sao cho không độc…”
Mỹ Vân (TP.HCM)
Sứa
biển được người dân sử dụng khá phổ biến để chế biến một số món như
gỏi, nộm sứa, lẩu, canh, bún sứa... Tuy nhiên sứa biển nếu không chế
biến đúng cách sẽ gây độc cho người sử dụng. Chỉ từ tháng 5.2014 đến nay
đã có mười ca ngộ độc do ăn sứa biển được ghi nhận, đa phần bệnh nhân
nhập viện trong tình trạng suy kiệt nặng, nóng cao, nôn mửa, mất nước
nhiều.
Sứa còn sống chứa nhiều độc tố nên khi chạm phải, con
người sẽ bị dị ứng. Độc tố của sứa biển thường tập trung ở các xúc tu.
Chúng sử dụng các tế bào châm được gọi là nematocyst, các tế bào này đều
rất nhỏ và có độc. Một số loài sứa có đến hàng triệu nematocyst trong
xúc tu, được sử dụng khi sứa bắt mồi và tự vệ. Khi bị sứa cắn, các độc
tố này sẽ ngấm qua da xâm nhập vào cơ thể. Nếu nhẹ, nạn nhân chỉ có phản
ứng ngoài da, tại chỗ nổi rát, mẩn đỏ và ngứa nhiều, toàn thân chỉ cảm
thấy khó chịu, không nên quá lo lắng. Ở thể nặng, có thể gây đau đầu,
tức ngực, tím tái, vã mồ hôi, khó thở, buồn nôn, nôn khan, đau bụng và
tiêu lỏng nhiều lần, mạch nhanh, nhỏ, huyết áp tụt... Ở thể tối cấp, tai
biến xảy ra tức thì sau khi độc tố của sứa biển xâm nhập máu làm nạn
nhân nôn nao, nhức đầu, tức ngực, tím tái, vã mồ hôi, buồn nôn, nôn
khan, đau bụng và tiêu lỏng nhiều lần, mạch nhanh, nhỏ, huyết áp tụt.
Nạn nhân đi vào trạng thái lơ mơ, nhiều khi co giật, có thể hôn mê nên
cần đưa ngay vào bệnh viện để chống sốc phản vệ.
Để phòng ngộ độc
thực phẩm mùa hè do sứa biển, người dân không nên sử dụng sứa biển tươi
(chưa qua chế biến) làm thức ăn, làm gỏi ăn sống, đặc biệt không sử
dụng sứa (kể cả sứa đã qua chế biến) làm thức ăn cho trẻ em. Chỉ sử dụng
sứa biển đã chế biến đúng cách: sứa tươi phải được ngâm qua ba lần
trong nước muối và phèn, khi nào thịt sứa chuyển sang màu đỏ nhạt hoặc
vàng nhạt thì mới đem chế biến.
Theo TS Lâm Quốc Hùng, Trưởng phòng Giám sát ngộ độc thực phẩm, cục An toàn thực phẩm (Người đô thị)
Tìm hiểu thêm về: Sản phẩm sứa ăn liền | Sứa ăn liền Thái Bình | Ăn sứa sao cho không độc |Tác dụng của sứa | Một số bài thuốc từ sứa
Có thể bạn quan tâm: Cách làm nộm sứa ngon | Mua sứa ăn liền ở Hà Nội | Sứa ăn liền xào nấm đông cô | Gỏi sứa chay | Bún sứa | Canh sứa thịt lợn viên | Nộm sứa hoa chuối | Nộm sứa dưa chuột | Nộm sứa ngũ sắc | Nộm sứa xoài xanh | Nộm sứa tai heo |Gỏi sứa |Lẩu sứa
Tìm hiểu thêm về: Sản phẩm sứa ăn liền | Sứa ăn liền Thái Bình | Ăn sứa sao cho không độc |Tác dụng của sứa | Một số bài thuốc từ sứa
Có thể bạn quan tâm: Cách làm nộm sứa ngon | Mua sứa ăn liền ở Hà Nội | Sứa ăn liền xào nấm đông cô | Gỏi sứa chay | Bún sứa | Canh sứa thịt lợn viên | Nộm sứa hoa chuối | Nộm sứa dưa chuột | Nộm sứa ngũ sắc | Nộm sứa xoài xanh | Nộm sứa tai heo |Gỏi sứa |Lẩu sứa
Post a Comment